Nhận biết gián Đức

Một hôm, Bạn mở ngăn kéo tủ bếp và nhìn thấy những con côn trùng nhỏ. Nhưng gần như ngay lập tức, chúng đã lẩn đâu mất. Bạn nhận thấy có mùi hôi. Đó chính là loài côn trùng mà ở các nước nói tiếng Anh, người ta gọi tên là German cockroach. Ở Việt Nam, chúng ta gọi chúng là gián Đức.

Gián Đức có tên khoa học là Blattella germanica. So với các loài gián khác, gián Đức là loài có kích thước nhỏ nhất. Con trưởng thành dài từ 1,5cm – 2cm với thân hình thon dẹt trong khi ấu trùng có hình bầu dục và kích thước từ 0,2cm – 1cm tùy độ tuổi. Trong giai đoạn ấu trùng, gián Đức có màu nâu sậm. Khi trưởng thành, gián có màu vàng nhạt.

 

Nhan-biet-gian-Duc-German-cockroach

 

Ở con trưởng thành, cánh xếp bằng và dài quá phần bụng. Có 2 sọc tối màu chạy dọc từ đầu xuống quá giữa cánh. Đây là đặc điểm dễ nhận dạng nhất của gián Đức.

Mặc dù có cánh nhưng gián Đức gần như không có khả năng bay. Bù lại, chúng chạy rất nhanh.

Một đặc điểm nữa của gián Đức là chúng chịu lạnh rất kém. Vì thế, chúng thường sinh sống ở những nơi có nhiệt độ khá cao. Gián thường chui vào trong các tủ đồ, tủ bếp, hộc tủ, ngăn kéo,…Ngay cả các thiết bị điện như ổ cắm, tủ lạnh, bếp điện, lò nướng, lò vi sóng,….cũng là nơi trú ẩn của gián.

Là loài ăn tạp, gián Đức hoạt động mạnh cả ngày và đêm. Ngoài việc gây mùi hôi khó chịu, gián Đức còn lây truyền một số bệnh cho con người qua đường tiêu hóa. Chúng cũng gây hại cho hàng hóa, đặc biệt đối với các loại thực phẩm. Do thường chui vào trong các thiết bị điện, gián Đức cũng là nguyên nhân gây chập cháy thiết bị điện.

Theo ghi nhận của AN SINH PEST CONTROL, gián Đức xuất hiện tại Việt Nam giai đoạn đầu những năm 2000. Ban đầu, gián chủ yếu xuất hiện ở các sân bay và tại một số gia đình có người thường xuyên công tác, du lịch nước ngoài. Những năm gần đây, gián Đức phát sinh ở khắp mọi nơi. Bạn có thể thấy chúng ở trường học, nhà máy, xí nghiệp cho tới nhà hàng, khách sạn, siêu thị và ngay trong nhà Bạn. Với khả năng sinh sản rất nhanh, gián Đức đã thực sự trở thành một vấn nạn ở nhiều nơi.

 

Gian-Duc-sinh-san

Hình ảnh 2 bẹ trứng gián Đức nở trên tấm keo dính do kỹ thuật viên AN SINH PEST CONTROL thu được ngày 02/01/2018 tại Hà Nội.

Gián Đức gây khá nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, ngay cả với một số đơn vị kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *